Trái ngang luật sư tập sự hiện nay

Sự thiếu gắn bó giữa người tập sự và LS hướng dẫn là hậu quả của việc thiếu quy định ràng buộc về trách nhiệm của LS hướng dẫn (trước khi có

“Cưỡi ngựa xem hoa”
Từ ngày Luật LS có hiệu lực đến nay, 18 tháng tập sự hành nghề LS theo qui định dường như vẫn chỉ là thời gian để người tập sự “nằm chờ” đến ngày thi cấp chứng chỉ, chứ không phải thời gian để trang bị đầy đủ tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, chuẩn mực ứng xử của một LS như mục đích của qui định về thời gian tập sự này.


Nên, không có gì lạ lẫm chuyện đa phần người tập sự hành nghề LS chỉ “đánh trống ghi tên” ở tổ chức
Ra mắt chuyên mục Người đưa tin Luật sư , diễn đàn của giới thực hành nghề luật Việt Nam. Chuyên mục sẽ hướng đến rộng rãi công chúng độc giả, những người cần kiến thức về pháp luật và đối tượng là các luật sư, luật gia hoạt động trong các cơ quan, tổ chức trong cả nước.
hành nghề LS và đoàn LS, chứ không có bất cứ hoạt động tập sự nào trong thực tế. Như trường hợp của Thu H. (Thái Bình), 1 tuần đáo qua văn phòng LS nơi cô tập sự 1 lần để “anh LS không quên mặt (!?)”. Thậm chí, có tháng H. cũng chỉ đến văn phòng 1- 2 lần vì “đến rồi ngồi đấy, hoặc tự đọc những hồ sơ cũ, chả để làm gì” – H. giải thích. Kết quả là gần 1 năm tập sự đã qua nhưng những “kỹ năng nghề nghiệp” cơ bản như phân tích tình huống, đưa ra phương hướng giải quyết các vấn đề pháp lý, vận dụng, áp dụng pháp luật vẫn… hoàn toàn xa lạ với “LS tương lai” này, chứ chưa dám mơ đến việc được “truyền cho một số “kỹ xảo” nghề nghiệp”.
Cũng chính vì Luật không cho người tập sự được thực hành nghề thông qua việc tham gia tố tụng tại TAND cấp huyện (như Pháp lệnh LS năm 2001) “dẫn đến thực tế 90% người tập sự chỉ “chạy việc vặt” cho LS hướng dẫn hoặc “cao cấp” hơn là được tư vấn những vụ việc hôn nhân gia đình đơn giản… mà không phải là học việc nghề LS”, theo phản ánh của nhiều người tập sự hành nghề LS và cả các LS “gạo cội”.
Dang dở
Đó là mối quan hệ giữa người tập sự với LS hướng dẫn, tổ chức hành nghề LS và Đoàn LS. Theo Luật, họ phải gắn kết chặt chẽ vì đều đóng vai trò quyết định đến chất lượng tập sự và năng lực hành nghề của người tập sự khi họ trở thành LS.
Song thực tế, nhiều LS hướng dẫn do muốn “giữ mánh làm ăn” mà không mặn mà “truyền nghề”, nhất là các “ngón nghề”, kinh nghiệm mà họ đã tích lũy được trong quá trình tác nghiệp. Về cơ bản, người tập sự dường như chỉ là một bộ phận “không có cũng không sao, mà có cũng không để làm gì” của các tổ chức hành nghề LS. Việt L. – tập sự hành nghề LS ở Tiền Giang – bức xúc: “Có khi tổ chức hành nghề LS coi sự có mặt của người tập sự là gánh nặng, gây vướng chân họ trong hoạt động”.
Sự thiếu gắn bó giữa người tập sự và LS hướng dẫn là hậu quả của việc thiếu quy định ràng buộc về trách nhiệm của LS hướng dẫn (trước khi có Thông tư 21/2010/TT-BTP). Bên cạnh đó, thiếu cơ chế, công cụ hữu hiệu để Đoàn LS thực hiện chức năng giám sát hoạt động tập sự.
Tổ chức hành nghề LS và cả Đoàn LS hầu như không thể quản lý, không nắm được hoạt động, tiến trình tập sự của người tập sự. Theo nhận định của LS.Nguyễn Thế Phong (Chủ nhiệm Đoàn LS tỉnh Long An): “hoạt động tập sự luật sư đang bị thả nổi, tự phát, không có định hướng”.
Trong khi đó, bản thân ý thức và ứng xử nghề nghiệp của nhiều người tập sự chính là lỗ hổng lớn của người tập sự hiện nay. Nhiều người bi quan, thiếu tự hào về nghề nghiệp, nên ít phấn đấu, dốc sức để thực hành kỹ năng hành nghề. Cá biệt có nhiều người coi LS là “vỏ bọc” nên cũng không chú trọng vào trau dồi kỹ năng nghề nghiệp ngay từ những ngày tập sự.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *